Giải pháp số hóa doanh nghiệp

TỔNG ĐÀI ẢO

Tổng đài ảo là gì?

Tổng đài ảo hay còn gọi là Cloud PBX, Vitural PBX là tổng đài điện thoại được xây dựng và hoạt động trên cơ sở công nghệ điện toán đám mây kết hợp với công nghệ VoIP hiện đại. Toàn bộ hệ thống điện thoại được lưu trữ hoàn toàn trên các máy chủ trong các trung tâm dữ liệu ngoài trang web và được cung cấp qua internet. Như vậy, thay vì phải kéo đường dây cáp mạng phức tạp như truyền thống, với hệ thống tổng đài ảo, bạn hoàn toàn có thể nghe và gọi thông qua wifi vô cùng đơn giản và dễ dàng. Tổng đài ảo ngày càng được nhiều các doanh nghiệp sử dụng làm hệ thống tổng đài cho doanh nghiệp mình bởi những ưu điểm nổi bật mà giải pháp này mang lại.


Tổng đài ảo áp dụng cho những khách hàng nào?

Không thể phủ nhận, tổng đài ảo đóng vai trò quan trọng góp phần mang lại thành công cho người dùng.

Hiện nay, dịch vụ tổng đài ảo áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng, cụ thể:

  • Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tổng đài nhưng không muốn đầu tư nhiều tiền cho hệ thống tổng đài riêng.

  • Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, nhân viên hoạt động ở các địa điểm khác nhau.

  • Doanh nghiệp chưa văn phòng cố định.

  • Doanh nghiệp muốn chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ khách hàng.


Những lợi ích khi sử dụng tổng đài ảo

Việc sử dụng tổng đài ảo mang đến nhiều những lợi ích cho doanh nghiệp nhờ đó ngày càng nhiều những doanh nghiệp lựa chọn tổng đài ảo làm hệ thống tổng đài cho doanh nghiệp mình, dưới đây là những ưu điểm nổi bật mà tổng đài ảo mang lại:

  • Không phải tốn chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho tổng đài, cũng không tốn phí lắp đặt dây điện thoại

  • Dễ dàng cho việc mở rộng hệ thống khi có nhu cầu.

  • Tổng đài ảo miễn phí các cuộc gọi nội bộ dù khác tỉnh, thành phố

  • Cước phí tính cho cuộc gọi quốc tế rẻ hơn nhiều so với giá cước viễn thông truyền thống.

  • Mang đến sự linh động về địa điểm làm việc cho nhân viên, có thể làm việc mọi lúc mọi nơi

  • Hạn chế tình trạng bỏ lỡ hoặc bỏ sót các cuộc gọi từ khách hàng

  • Dễ dàng và thuận tiện trong việc kiểm soát, thống kê tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi. Đồng thời, người quản lý còn có thể nghe lại các cuộc gọi đã được tự động ghi âm.

  • Người dùng có thể tích hợp cùng với những ứng dụng khác, hoặc hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng đang sử dụng.

HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

1. Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp Đồng Điện Tử (hay là hợp đồng online) là dịch vụ số hóa cho phép doanh nghiệp / tổ chức / công ty quản lý và ký hợp đồng hoặc các tài liệu cần thiết với khách hàng thông qua mạng internet.

Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam

Dịch vụ hợp đồng điện tử là hợp đồng được quy định dưới dạng các thông điệp dữ liệu theo quy định của luật tại điều 33 luật giao dịch điện tử 2005 này. Giá trị pháp lý của dịch vụ hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Giá trị pháp lý hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 34, Luật giao dịch điện tử 2005: “Giá trị pháp lý hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Trong nội dung tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”

2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ hợp đồng điện tử

Phần mềm hợp đồng điện tử có đặc điểm tiêu biểu mà các tổ chức, doanh nghiệp công ty cần biết khi sử dụng có thể lưu ý một số điểm như sau:

  • Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử: Hợp đồng điện tử có đặc điểm khác so với hợp đồng giấy truyền thống là mọi thông tin được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.

  • Có ít nhất ba chủ thể tham gia trong hợp đồng thay vì hai: Bên cạnh 2 chủ thể thể hiện trong hợp đồng thường gặp là bên bán và bên mua thì còn có chủ thể nữa là người đứng giữa hai chủ thể bán và mua. Các cơ quan chứng thực của chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp mạng có thể là chủ thể thứ ba và không tham gia vào quá trình thương lượng mà chỉ đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý hợp đồng điện tử.

  • Giá trị pháp lý được đảm bảo: Theo Điều 34 về Luật giao dịch điện tử, tính pháp lý của hợp đồng điện tử được công nhận giống như hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên các hợp đồng khác như về sử dụng đất, giấy đăng ký kết hôn hay những loại hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng điện tử không đảm bảo tính pháp lý khi áp dụng.

  • Thực hiện dễ dàng ở mọi lúc mọi nơi: Vì thông tin trên hợp đồng là file thông tin số hóa được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử nên hai bên chủ thể không cần gặp cũng có thể ký kết hợp đồng bằng văn bản điện tử rất nhanh chóng tại bất kỳ đâu, bất cứ khi nào.